Với diện tích 16,5ha, Quần thể tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng là công trình văn hoá cấp quốc gia có quy mô lớn nhất cả nước, được phát thảo bởi họa sỹ Đinh Gia Thắng và kiến trúc sư Nguyễn Luận và đã đạt giải vàng tại triển lãm Mỹ Thuật Việt Nam năm 2015. Công trình mang ý nghĩa chính trị hết sức to lớn nhằm tri ân các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng trên khắp cả nước, những người đã cống hiến, hi sinh cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Đọc TiếpVăn Thánh – Khổng Miếu
Là nơi thờ đức Khổng Tử và tổ chức huấn học về tư tưởng Nho giáo. Với quần thể lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật độc đáo, hội tụ nét truyền thống văn hóa dân gian, dân tộc có niên đại hơn 300 năm bao gồm: Chánh điện, hậu điện, tháp chuông, tháp trống, hai dãy nhà cầu, nhà cổ dân gian Quảng Nam, cầu bắc qua hồ sen và cổng Tam quan. Đến tham quan du khách sẽ chiêm ngưỡng những nét đẹp tinh tế qua những nét điêu khắc chạm trỗ tinh xảo trên các cấu kiện gỗ, kiến trúc mỹ thuật họa tiết xây dựng tượng hình mô tả độc đáo trang trí ở cổng ngõ, tháp chuông, tháp trống, chính điện, hậu điện….
Đọc TiếpKinh đô Trà Kiệu
Trà Kiệu là kinh đô cổ nhất của vương quốc Chămpa (từ cuối thế kỷ thứ II đến TK VIII) có tên là Simhapura (kinh thành sư tử, ra đời dưới triều vua Bradvaman, gồm nhiều công trình kiến trúc vĩ đại, với nhiều thành quách hào luỹ xung quanh. Tiếc rằng, hiện nay chỉ còn lại là những chân móng tường thành sụp đổ, bị chôn vùi trong đất đá hoặc cô đọng lại trên vài trang sử nhỏ.
Đọc TiếpBảo tàng Quảng Nam
Bảo tàng Quảng Nam nằm trên đường Phan Bội Châu, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích sử dụng 21.976m2, diện tích trưng bày ngoài trời 1.305 m2, vườn tượng danh nhân 1.004 m2, khu phục dựng văn hóa các dân tộc Quảng Nam 2.164 m2… Riêng phần trưng bày nội thất của Bảo tàng có diện tích 2.700 m2, bao gồm các lĩnh vực: đặc điểm tự nhiên và tài nguyên tỉnh Quảng Nam, văn hóa các dân tộc Việt Nam và lịch sử, xã hội tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra còn có gian trưng bày chuyên đề để phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa của tỉnh.
Đọc TiếpBảo tàng Điện Bàn
Đây là bảo tàng cấp huyện có sớm nhất tỉnh Quảng Nam, cũng như trong cả nước, với hơn 500 tranh, ảnh, hiện vật và các hiện vật khoa học phụ trong gian đoạn Điện Bàn trước năm 1930 và Điện Bàn từ năm 1930 – 1975. Hiện nay, bảo tàng đã có hơn 1.000 hiện vật, với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Đặc biệt bộ sưu tập đèn dầu cổ độc đáo với hơn 500 chiếc, qua các niên đại được sưu tập trong nước và từ nhiều quốc gia.
Đọc Tiếp