Lăng thờ Đức Ông Nam Hải
Lăng thờ Đức Ông Nam Hải

Introdution

Price: Free

Phone: 0332968355

Time to visit a place: 120 minutes

Open Time: 7:00 AM - Close Time: 6:00 PM

Email: Tamthanh@gmail.com

Address: Tam Thanh Tam Thanh Commune, Tam Ky City, Quang Nam Province

LĂNG THỜ ĐỨC ÔNG NAM HẢI Hình ảnh Di tích cấp tỉnh Lăng thờ Đức Ông Nam Hải trước khi trùng tu Di tích lịch sử Lăng thờ Đức Ông Nam Hải hiện tọa lạc tại thôn Hòa Trung, xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng khá phổ biến của cư dân miền biển Trung bộ, trong đó có cư dân tỉnh Quảng Nam và xã Tam Thanh. Việc thờ, cúng tế cá Ông là một công việc tập thể của cộng đồng vạn chài, thu hút các thành viên trong cộng đồng và gắn bó chặt chẽ với lễ hội. Tín ngưỡng thờ cá Ông và các hoạt động lễ hội liên quan đi kèm đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa của cư dân vùng ven biển Trung bộ nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng. Cá Ông được thờ ở lăng, miếu và gọi chung là “Lăng Ông”. Ở Quảng Nam, lăng được xây cất gần vạn, mặt hướng ra biển, thể thức kiến trúc theo một kiểu giống nhau, quy mô nhỏ, thiên về chiều sâu, mặt bằng phổ biến hình chữ đinh ... See more

Introdution

×

LĂNG THỜ ĐỨC ÔNG NAM HẢI

Hình ảnh Di tích cấp tỉnh Lăng thờ Đức Ông Nam Hải trước khi trùng tu

Di tích lịch sử Lăng thờ Đức Ông Nam Hải hiện tọa lạc tại thôn Hòa Trung, xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng khá phổ biến của cư dân miền biển Trung bộ, trong đó có cư dân tỉnh Quảng Nam và xã Tam Thanh. Việc thờ, cúng tế cá Ông là một công việc tập thể của cộng đồng vạn chài, thu hút các thành viên trong cộng đồng và gắn bó chặt chẽ với lễ hội. Tín ngưỡng thờ cá Ông và các hoạt động lễ hội liên quan đi kèm đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa của cư dân vùng ven biển Trung bộ nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Cá Ông được thờ ở lăng, miếu và gọi chung là “Lăng Ông”. Ở Quảng Nam, lăng được xây cất gần vạn, mặt hướng ra biển, thể thức kiến trúc theo một kiểu giống nhau, quy mô nhỏ, thiên về chiều sâu, mặt bằng phổ biến hình chữ đinh tạo thành tiền đường hậu tẩm. Hậu tẩm là nơi để Ngọc Cốt cá Ông và bàn thờ. Ngọc cốt được đặt trong quách đỏ, hình chữ nhật. Tiền đường là nơi cử hành các lễ tế thần. Không chỉ người dân ở làng chài Tam Thanh mà hầu hết những người làm nghề biển trong cả nước rất sùng kính cá Ông và gọi là Đức Ông Nam Hải, một vị thần của biển luôn cứu giúp họ khi gặp hoạn nạn trên biển cả.

Theo lời kể của các vị cao niên trong làng, vào ngày 19/3 âm lịch, năm Thành Thái thứ 4 (năm 1893), khi thuyền đánh cá của ngư dân làng Hòa Hạ (nay thuộc xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ) đang trở về bờ thì gặp Cá Ông đang di chuyển dần vào bờ biển xóm Hòa Bình, làng Hòa Hạ (tên gọi trước kia) phía cuối làng. Các ngư dân tìm cách dìu Cá Ông ra biển vì nghĩ ông mắc cạn, nhưng cố gắng mọi cách đều không được vì Cá Ông vẫn hướng dần về phía bờ cát. Lúc đó, các ngư dân hiểu rằng Cá Ông “lụy” bờ và chọn dải đất xóm Hòa Bình trong làng Hòa Hạ để an nghỉ. Các thuyền cá cùng nhau dìu Cá Ông vào gần bờ. Do Cá Ông đuối sức và kích thước quá lớn, ngư dân chưa thể đưa vào bờ ngay được. Họ vận động dân làng gom góp những cây tre và dây thừng để “đăng” Cá Ông ngoài biển và chia nhau canh giữ bên cạnh.

Theo lời kể, nơi “đăng” cá ông khoảng 2 sải nước, thân hình Cá Ông được dùng tre dài 9 sải tay cố định, người đứng ở điểm đầu không nhìn thấy người đứng điểm đuôi. Đến khi Đức Ông tắt thở dân làng ai nấy đều thương xót. Ngư dân làng Hòa Hạ cùng ngư dân các vùng lân cận góp hàng trăm cây tre, mấy trăm cuộc dây thừng, vải điều, hương đèn, hoa quả... để tổ chức lễ tế Đức Ông vô cùng long trọng và thành kính. Dân làng chôn Đức Ông tại khu đất ngay sát bờ biển nơi Đức Ông lụy vào. Sau khi hoàn tất việc chôn Đức Ông, ngư dân được mùa cá cơm 3 trăng liên tiếp. Điều đáng nói là cá cơm chỉ “rộ” ở xung quanh làng Hòa Hạ nơi ông lụy vào, đánh bắt ở khu vực này thuyền chài nào cũng đầy khoang. Do đó, từ sáng sớm thuyền chài khắp nơi đều tìm đến đánh bắt tại khu vực từ mộ Bà đến xóm Hòa Thái. Chưa bao giờ cá cơm lại “rộ” như vậy, dân làng vui mừng bảo nhau “Ông Nam Hải phò hộ độ trì”, việc hương khói cho cá Ông càng được người dân quan tâm.

Đến mùa biển động, sóng lớn vỗ bờ, mộ phần Đức Ông bị ảnh hưởng nên dân làng bàn bạc với nhau thực hiện nghi lễ “thượng ngọc cốt” theo tập tục để đưa Đức Ông về khu đất cao ráo là xóm Hòa Long (đầu làng) và lập lăng thờ phụng.

Chính quyền địa phương lúc bấy giờ đứng ra vận động nhân dân kinh phí để lập lăng thờ và báo cáo về phủ Lê để xin trợ giúp. Phủ Lê đã gởi xuống 12 thước vải lụa Tây Điều và một phần kinh phí.

Ngày ấy, nơi lập lăng thờ là mảnh đất diện tích khoảng 1 mẫu, phía trước sông Trường Giang có ao sen; nằm trong khu dân cư theo hướng Tây Nam, cách bờ biển khoảng 100m; lưng quay về phía biển, mặt hướng ra phía sông Trường Giang. Lăng được xây bằng gạch đá ong, vôi trộn mật.

Kiến trúc chính của lăng bao gồm cổng lăng và khu lăng thờ. Cổng lăng hướng Tây Nam, gồm 01 cổng chính và 02 cổng phụ. Trước đây, cổng chính của lăng chỉ mở để chủ bái dâng hương khi tổ chức lễ; cổng phụ để nhân dân vào viếng hương thường ngày.

Phần mộ Đức Ông được xây hình chữ nhật, dài 20m, rộng 10m, ngay chính giữa khu đất.

Phía bên trong lăng có bia thờ, đến nay trên bia vẫn còn lưu lại bút lích của người xưa nhưng phần lớn nét chữ đã bị mờ, chỉ còn vài dòng đọc được, và dịch là:

Khi lăng xây xong là vào tháng 8 cùng năm, dân làng tổ chức nghi lễ Thượng ngọc cốt để đưa Đức Ông về lăng thờ. Để nghi lễ được trang nghiêm, đúng với phong tục địa phương, ban quản lý lăng được thành lập gồm 4 người là chánh trưởng ban và các phó cự. Ngọc cốt được rửa bằng rượu trắng và phơi khô, do một ngư dân cao tuổi phụ trách và được cho vào quách niêm phong cẩn thận. Xung quanh nơi tổ chức lễ được trang trí cờ xí, Nhân dân tổ chức Hát Bả trạo mô tả quá trình ngư dân đang đánh bắt giữa biển khơi thì gặp sóng to, gió lớn và được Đức Ông độ trì, che chở bên cạnh ghe thuyền và bạn chài qua cơn hoạn nạn, vào bờ an toàn; đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Người dân các vùng từ An Hòa (Chu Lai ngày nay) đến Cửa Đợi (Hội An) tập trung về rất đông đúc, dòng người đứng kín cả một khúc sông Trường Giang.

Từ đó, nhân dân trong làng thống nhất mỗi năm tổ chức cúng tế vào hai dịp là Xuân Kỳ - Thu Tế (rằm tháng 3 và rằm tháng 8). Kinh phí huy động trong nhân dân theo lệ “Hốt cá làng”, mỗi thuyền chài góp 5 ang cá để dùng vào việc thờ cúng, tu bổ lăng.

Sau này, mỗi khi có Đức Ông lụy bờ, dân làng đều tổ chức lễ an táng tại bờ biển và sau một thời gian sẽ làm lễ “thượng ngọc cốt” để đưa cốt Cá Ông vào thờ trong lăng. Theo dấu vết còn lại toàn bộ khu vực lăng thờ có hơn 30 hình chữ nhật được xây bằng gạch, dài 50 cm, rộng 20cm. Có ý kiến cho rằng toàn bộ khu vực lăng chỉ chôn cất xương cốt của 1 Cá Ông với 1 xương chính và hơn 30 xương sườn. Đa phần người dân vẫn đồng tình rằng lăng thờ hơn 30 bộ xương cốt của các Cá Ông và ngọc cốt mỗi Cá Ông được đặt trong 1 ô hình chữ nhât.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bọn thực dân và chính quyền tay sai đã có nhiều hành vi phá hoại sự bình yên của xóm làng thế nhưng khu lăng thờ vẫn nguyên vẹn. Nhân dân cho rằng có một sức mạnh huyền bí nào đó đã bảo vệ lăng thờ. Chỉ có vài lần các mảnh bom, đạn lạc đã va phải và làm hư hỏng một phần tường rào.

Lăng thờ Đức Ông Nam Hải hiện nay thuộc địa phận thôn Hòa Trung, xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ. Lăng còn giữ nguyên vẹn kiến trúc được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX và là công trình còn lại duy nhất của loại hình kiến trúc liên quan tín ngưỡng thờ cá Ông của cư dân ven biển tỉnh Quảng Nam, là một tài sản vô giá mà cha ông để lại cho con cháu trong suốt những năm dài gắn bó với biển cả, thể hiện lòng biết ơn, niềm tin mãnh liệt vào thần linh trong quá trình bám biển mưu sinh.

Di tích Lăng thờ Đức Ông Nam Hải xã Tam Thanh đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 31.12.2020.

Hiện nay, di tích Lăng thờ Đức Ông Nam Hải đang được trùng tu, tôn tạo ngay tại vị trí cũ.

Review and Evaluation

/ 5
evaluate

You need to or Register new account for leaving comments.

Map

Sample Plan

Accommodations

Food

Z